Sunday, March 31, 2013


Ho húng hắng có thể dẫn tới biến chứng

Chứng ho lâu ngày, biểu hiện thường gặp nhất là húng hắng ho, là tình trạng nhiễm khuẩn mà có thể đe dọa tính mạng của một số trẻ nhỏ và ở 1 số trẻ lớn có thể phát triển thành các biến chứng.
Điều trị sớm và dứt điểm sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng đáng tiếc. TT Kiểm soát dịnh và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) những biến chứng thường gặp của ho lâu ngày ở trẻ em gồm:
Để phòng ngừa các biến chứng này, cần điều trị dứt điểm cho trẻ khi trẻ bị viêm đường hô hấp dù ở dạng nhẹ.

Giao mùa, gia tăng bệnh viêm mũi họng cấp

Theo thống kê của Bệnh viện Tai mũi họng T.Ư, lượng bệnh nhân đến khám do viêm đường hô hấp cấp đang tăng mạnh. Nhiều ngày qua số người đến khám tại bệnh viện luôn đến 600-700 người/ngày, chủ yếu do bệnh lý cấp tính (ở cả người lớn và trẻ em).
Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Tai mũi họng T.Ư, cho biết biên độ nhiệt độ trong ngày hiện chênh nhau khá lớn khiến nhiều người không thích ứng và không phòng tránh kịp sẽ bị viêm tai mũi họng cấp. Trong đó, đáng lưu tâm là nhiều trẻ nhập viện muộn khi bệnh lý đã nặng.
Bác sĩ Mai khuyến cáo với trẻ nhỏ, viêm mũi họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc có thể sử dụng việc hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng. Song nếu xông kéo dài sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi họng của trẻ vì bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em

Thời tiết thay đổi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung hay phải gánh chịu đợt mưa lũ ngập lụt kéo dài, môi trường sống ẩm thấp là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải. Trong đó, phải kể đến viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh hay gặp khi thay đổi thời tiết.
Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi… rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

[IMG]
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép… là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay.
Điều trị

Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, các bà mẹ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi.
Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết.
Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong, (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thuỷ). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh dứt khoát phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38o5, phải hạ nhiệt bằng paracetamol.
Phòng bệnh

Viêm phế quản phổi được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ đỡ và khỏi hẳn bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi khỏi bệnh rất quan trọng phòng tránh việc tái phát bệnh. Lúc này nên giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu thời tiết chuyển mùa đột ngột phải giữ ấm cho trẻ, không nên để trẻ ngấm ngược nước tiểu, mồ hôi vì thế cần phải thay tã lót ngay khi bị ướt. Nếu trẻ hay bịviêm họng, viêm amidan thì phải điều trị triệt để, dứt điểm. Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.

Biến chứng viêm xoang ở trẻ em

Khi mới sinh ra trẻ đã có hai xoang là xoang hàm và xoang sàng. Các xoang khác phát triển theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoangdo vi khuẩn, virut, vi sinh vật… Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.
[IMG]
Viêm phế quản mạn tính

Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốtnhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ.
Viêm họng mạn tính

Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, Xquang xoang mờ.
Nhức đầu

Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.

Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng.
Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ

Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa.
Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên (xoang trán, xoang sàng), ở mi dưới (xoang hàm). Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt.
Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.
Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính.
Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…

Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan.
Viêm màng não

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…
Viêm tắc tĩnh mạch hang

Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Áp-xe não, viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.
ThS. Phạm Thị Bích Thủy
(Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương)

Gia tăng bệnh nhi mắc bệnh hô hấp nhập viện

Ghi nhận sáng 1-11 tại các bệnh viện nhi đồng cho thấy, rất đông trẻ em đến khám và nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp. Tại Khoa khám của BV Nhi đồng 2, cả trăm bà mẹ đang đợi đến lượt khám cho con mình.
Các bác sĩ cho biết phần lớn trẻ đến khám có chung bệnh cảnh: ho, sổ mũi, thở khò khè. Ghi nhận từ Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2 cho thấy, ngoài số bệnh nhi đang điều trị nội trú lên tới gần 250 cháu, những ngày qua, trung bình khám ngoại trú cho không dưới 400 bệnh nhi/ngày do mắc các bệnh hô hấp. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh trong những ngày này và cho trẻ bú nhiều, ăn đủ chất dinh dưỡng.

Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em

Sáng nay thứ 2 đầu tuần, vừa vào phòng làm việc, cô nhân viên tiếp nhận bệnh nhân kiểm tra thính lực đã thông báo ngay: “Hôm nay các bé trong lịch hẹn không đến được vì bị bệnh: hosổ mũisốt, cha mẹ các bé có gọi điện đến xin lịch kiểm tra thính lực vào ngày khác”. Mới có mấy ngày trời trở lạnh mà các bé đã bị bệnh tai mũi họng rồi.

Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng, không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho cơ thể qua phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột.
[IMG]
Cho bé mặc đủ ấm trong những ngày trời lạnh.
Nhiệt độ mấy ngày nay trở lạnh đột ngột khiến nhiều trẻ em, thậm chí cả người lớn không thích ứng và không phòng tránh kịp sẽ bị viêm tai mũi họng cấp.
Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu khuẩn.
Triệu chứng ban đầu, các bé thường bị: ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…

Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.
Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.
Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại.
BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

Bệnh hô hấptiêu hóa ở trẻ em tăng đột biến ở Quảng Trị

Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, tuần qua đã có tới 500 bệnh nhi đến khám tại bệnh viện vì các chứng sốttiêu chảyviêm phổi.
Ngày cao điểm nhất lên đến 104 trường hợp đến khám, trong đó có 94 ca phải nhập viện điều trị nội trú. Số trẻ em nhập viện tăng nhanh, thêm vào đó các bệnh nhi ở tuyến dưới chuyển lên đã gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện.
Theo BS. Bùi Thị Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh, nguyên nhân tăng đột biến bệnh hô hấp, tiêu hóa ở trẻ là do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống ở các khu dân cư bị ô nhiễm, ý thức vệ sinh cá nhân trong gia đình chưa được chú ý đúng mức.
Thêm vào đó, khi trẻ bị mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường tự tìm đến các hiệu thuốc tây mua thuốc về tự chữa trị tại nhà hoặc chữa trị bằng các bài thuốc dân gian nhưng không đúng cách đã làm cho bệnh càng tiến triển xấu hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những cơn ho báo bệnh


[IMG]
Với những bé còn quá nhỏ, bé chưa thể nói cho bạn biết những khó chịu khi bị ho. Vì thế, việc theo dõi sức khỏe bé khi bé ho là điều cần thiết.
Bệnh về thanh quản thường thấy ở bé dưới 2 tuổi, triệu chứng ban đầu là sốt và khàn giọng. Cơn ho cũng tồi tệ hơn vào ban đêm.
Viêm tiểu phế quản có xu hướng ảnh hưởng mạnh tới bé dưới 6 tháng tuổi (có thể lên tới 1 tuổi). Dấu hiệu ban đầu như cảm lạnh, tiến tới là ho, thở nhanh, khó ăn trong 2-3 ngày.
Nhiễm trùng ngực ảnh hưởng tới các bé mọi lứa tuổi. Triệu chứng gồm sốt cao, lười ăn, thở gấp và ho.
Những bé lớn than phiền do bị đau đầu có thể bởi viêm xoang. Bé có thể ho vào ban đêm do chất nhầy chảy xuống cổ họng.
Hen suyễn phổ biến với những bé mà gia đình có tiền sử bệnh này. Nó không gây sốt cao, trừ khi có nhiễm trùng ở ngực. Triệu chứng gồm ho vào ban đêm, thở khò khè nhất là sau khi tập thể dục, vui chơi quá mệt… Trường hợp nặng, bé thở nhanh, lồng ngực co rút.
Ho gà bắt đầu với dấu hiệu số mũi, ho khan. Cơn ho kéo dài hàng tháng và có thể xảy ra với bé đã được tiêm chủng.

Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng sự phát triển của trẻ?

Hỏi: Con gái tôi được 20 tháng tuổi, lúc sinh cân nặng 3,8kg. Từ lúc được 6 tháng đến nay cháu liên tục bị viêm đường hô hấp trên, thỉnh thoảng bị viêm phế quản. Đến bệnh viện khám được các bác sĩ cho uống kháng sinh các nhóm như Cefixime, Cefaclo, Ery, Zinat. Vấn đề ở chỗ uống thuốc được 5-7 ngày thì khỏi, sau đó 7-10 ngày lại bị tái phát. Lần lâu nhất mà cháu không phải dùng kháng sinh là 20 ngày. Mong các bác sĩ cho lời khuyên và tôi muốn biết cháu dùng kháng sinh tần suất như vậy có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Viêm hô hấp trên là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân thường do siêu vi gây nên. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho, sổ mũi, khàn tiếng… Nếu không có biến chứng, trẻ sẽ khỏi bệnh sau khoảng từ 5-7 ngày cho dù có dùng kháng sinh hay không. Tuy nhiên, khi bị nhiễm siêu vi, sức đề kháng tại chỗvùng tai mũi họng thường giảm nên có thể bị bội nhiễm vi trùng. Trong trường hợp này, điều trị kháng sinh đem lại hiệu quả tốt. Kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ ngày, nếu không sẽ dễ gây lờn thuốc về sau.
Ngoài ra kháng sinh dùng dài ngày có thể gây loạn khuẩn ruột do diệt các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Còn vì sao trẻ vừa mới khỏi bệnh xong, vài tuần sau lại tái phát? Có thể hình dung một vài nguyên nhân như môi trường đang ngày càng ô nhiễm hơn với khói xe cộ và bụi bặm ngoài đường, khói thuốc lá trong nhà; tình trạng thời tiết thay đổi thất thường; trẻ tiếp xúc với vô số nguồn bệnh từ các trẻ em khác khi đi nhà trẻ …
Do đó, chị nên cho con mình ăn uống cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có thêm sức đề kháng chống lại bệnh tật, hoạt động vui chơi thích hợp để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.

Biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Hỏi: Con tôi được 8 tháng, cháu bị ho, sốt, vào viện được chẩn đoán là viêm tiểu phế quản. Xin hỏi bác sĩ bệnh có nguy hiểm không? Có những biến chứng gì?

Trả lời: Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản là bệnh dễ mắc ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3-6 tháng tuổi.
Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở. Bệnh do virut hô hấp gây ra, mà hàng đầu là loại virut có tên viết tắt là RSV. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có triệu chứng sốtnhẹ, ho, sổ mũi trong 2-3 ngày đầu. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự bệnh hen.
Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ. Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa. Bệnh có nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, sinh non – nhẹ cân, suy dinh dưỡng nặng, có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Gần đây, người ta cũng đã chứng minh được mối liên quan của viêm tiểu phế quản với bệnh hen. Sau khi bị viêm tiểu phế quản, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 trẻ bị viêm tiểu phế quản diễn tiến thành hen sau này. Do vậy nếu trẻ mắc bệnh cần phải điều trị đúng, dứt điểm và phòng tránh bệnh tái phát.
BS. Nguyễn Văn Dũng

Phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ trong mùa lạnh

Mùa đông – xuân, thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh gây nhiều bệnh về tai mũi họng ở trẻ em. Khi thời tiết thay đổi, bé rất dễ bị viêm nhiễm trong mũi.
Có nhiều tác nhân có thể gây viêm mũi cho bé, như do virus, do nhiễm khuẩn, do khói thuốc lá, do bụi hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Vào mùa lạnh, sức đề kháng cơ thể của trẻ có phần giảm sút nên nguy cơ bị viêm nhiễm mũi cũng cao hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc mũi cho bé để phòng bệnh trong mùa lạnh.

[IMG]
Một bệnh về họng mà trẻ hay gặp trong mùa lạnh là viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan cấp sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amidan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng. Để phòng tránh viêm amidan, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ và tay chân.
- Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, dạy trẻ đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Tránh để trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho bé chơi, thổi bong bóng.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Đảm bảo chế độ ăn của trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
Viêm mũi họng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện ở trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.
Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn:
- Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.
- Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
- Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.
- Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.