Thursday, March 14, 2013


Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ em


Cận thị hiện nay đã trở thành một tật rất phổ biến ở hàng triệu trẻ em và tuổi thiếu niên nước ta cũng như trên thế giới. Các bác sĩ cảnh báo, cận thị nặng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc và mù lòa.
[IMG]
Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị là di truyền và môi trường.
Cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn, học tập trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, đó là những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.
TS-BS Trịnh Thị Bích Ngọc, PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết, đã có hơn 20 năm khám chữa cận thị cho các học sinh. Điều bác sỹ lo lắng là mỗi ngày, số trẻ đến khám lại đông lên, hiện tỷ lệ cận thị là 70%. Trẻ bị cận thị khi tuổi còn rất ít – 4,5 tuổi và càng ở cấp học cao hơn, tỷ lệ trẻ bị cận thị lại lớn hơn.
Khi bị cận thị, việc đeo thêm một chiếc kính sẽ gây cản trở nhiều trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hóa, teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù lòa. Vì vậy, điều dễ làm với tất cả các em học sinh là ngồi học đúng tư thế và không để mắt hoạt động quá mức.
Sau đây là những thông tin mà cần lưu ý với các em học sinh, và cả các bậc phụ huynh trong cách phòng tránh cho con em mình không bị cận thị:
  • Các em học sinh phải đảm bảo tư thế 3 thẳng, giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5-10 phút.
  • Không đọc sách báo trong tối, xem ti vi, chơi điện tử quá mức…
  • Phụ huynh cần cho con ăn nhiều VitaminA, không cho con xem tivi quá lâu.
  • Phát hiện cận thị khi trẻ xem ti vi gần, nheo mắt, kêu nhức mắt…
Ðối với trẻ em cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật, nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định.
Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống, dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng:
  • Thức ăn chứa nhiều Vitamin A có trong các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…
  • Thức ăn chứa nhiều caroten, chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh, rau chân vịt, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.
  • Thức ăn có chứa nhiều Vitamin B1 và niacine, có ở đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.

0 comments :

Post a Comment