Tuesday, April 9, 2013


Thời tiết mùa xuân và bệnh hen ở trẻ

Mùa xuân, thời tiết miền Bắc nước ta thay đổi bất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau đợt gió mùa đông bắc thường có những đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn hen xuất hiện.
Các viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là VA và amiđan bị nhiễm khuẩn cũng là những gai kích thích gây cơn hen  trẻ em.
[IMG]

Các viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là VA và amiđan bị nhiễm khuẩn cũng là những gai kích thích gây cơn hen ở trẻ em
Trẻ bị hen ở thể điển hình rất dễ biết, nhất là đối với những trẻ lớn. Thường cơn hen xảy ra về đêm, gần sáng. Trong cơn hen trẻ rất khó thở, nét mặt lo âu, hơi tím tái, vã mồ hôi, thở cò cử… Mỗi cơn hen kéo dài khoảng một giờ, sau đó trẻ ho, khạc ra nhiều đờm trắng dính.
Ngoài thể điển hình nói trên, còn thường gặp những thể không điển hình, có những trường hợp nguy kịch, nhưng cũng có những trường hợp rất nhẹ chỉ biểu hiện như viêm đường hô hấp trên, có tiếng cò cử, thường xuất hiện vào những lúc thay đổi thời tiết, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Trẻ càng nhỏ (từ 1 đến 3 tuổi) hen càng nặng, các trẻ lớn bệnh nhẹ hơn. Trẻ có thể bị hen ngay từ khi còn bú (nhân dân ta vẫn gọi là “hen sữa”), nhưng cũng có những cháu đã lớn khoảng 8 – 9 tuổi mới mắc bệnh.
Về điều trị, các thuốc chữa bệnh hen hiện nay có nhiều, nhưng phải tuỳ theo lứa tuổi và tình hình bệnh cụ thể của trẻ mà dùng loại thuốc thích hợp. Ngoài thuốc men và các biện pháp cắt cơn hen do bác sĩ quyết định, gia đình cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi để bệnh giảm bằng phương pháp tự nhiên, như thay đổi khí hậu; nhà ở sạch, thoáng và khô ráo; cho trẻ ăn uống thích hợp với cơ địa. Mặt khác phải chú ý điều trị các ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp như viêm amiđan, viêm VA để giải quyết những gai kích thích.
Chăm sóc trẻ bị hen và tiên lượng

Về tương lai của những trẻ bị hen, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy bệnh hen của trẻ em thường có tiên lượng thuận lợi hơn người lớn, đa số sẽ khỏi trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên tiên lượng của bệnh còn phải phụ thuộc vào những biến đổi thực thể ở phổi, số lần lên cơn hen và mức độ nặng nhẹ của cơn hen. Nếu có kèm theo những biến đổi ở phổi như giãn phế quản, viêm phổi kẽ, tràn khí màng phổi… tiên lượng sẽ xấu, còn nếu không có những tổn thương rõ rệt ở phổi tiên lượng sẽ tốt, không có gì đáng ngại.
Nói chung bệnh hen của trẻ em thường tiến triển nhẹ và không nhất thiết là một bệnh mạn tính khó chưa như ở người lớn. Có những cháu bị hen ngay từ khi còn bú nhưng đến lúc lớn lên bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có một số trẻ mang bệnh suốt đời, nhất là những trẻ đã lớn mới bắt đầu bị hen. Thường bệnh hen trẻ em có thể tự khỏi trước khi các em bước vào tuổi dậy thì nhưng vấn đề theo dõi, chăm sóc các cháu đòi hỏi nhiều công phu.

0 comments :

Post a Comment